@
@ Vietnam deutsch ’†•Ά 한국어 “ϊ–{Œκ
@

@

Japan Planology Society

@

International Mentorship Association

@

Central Japan Industries Association

@
Japan Industrial Management Association
@
National Chamber of Agriculture
@

Japanese Association for Choice Therapy

@

IMT-VBTC Vietnam Breakthrough Thinking Center

@
@
@
@
@

Chukyo University

Hội nghị Thế giới lần thứ hai về Tư duy

Tiến tới nền triết học tích hợp và tư duy đột phá của thế kỷ 21
Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Tám năm, 2010@@@
Tại Chukyo University, Nagoya, Nhật Bản

Mục đích của Hội nghị Thế giới về gTư duy trong một kỷ nguyên đầy biến độngh
 Trong một tương lai không đoán định trước được, loài người phải đang đối mặt với những vấn đề chưa từng trải qua trước đây, và chúng ta sẽ trải nghiệm những thay đổi mãnh liệt không thể đảo ngược trong thế kỷ thứ 21 nếu chúng ta không thay đổi mô thức tư duy của mình. Đến nay, Chúng ta đã nhận ra rằng phương pháp Tư duy Loại suy truyền thống - phương thức tập trung vào dữ liệu của quá khứ và hiện tại để phân tích tương lai - là không còn hữu dụng vì không một dự báo nào về tương lai lại có thể được đảm bảo bằng những điển cứu hay phân tích chi tiết của quá khứ. Thêm vào đó, sự phát triển của Internet cũng đặt con người vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, bị chìm ngập trong hàng núi thông tin và kiến thức vô ích. Trong đó, những giải pháp hiệu quả thường bị chôn vùi trong dòng chảy liên tục thay đổi của dữ liệu. Hiện tượng "quá tải thông tin" này tạo ra sự loạn nhịp trong trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta và làm xói mòn các giá trị từng được chia sẻ của loài người.
 Chúng ta đang đối mặt với Kỷ Nguyên Nhận thức để học hỏi cách sử dụng thông tin và kiến thức vượt ra khỏi thông tin và nhận thức thông thường. Tuy nhiên, trên phương diện của "Tư duy tương lai", để môt tả, con người vẫn còn phải sử dụng các ý tưởng và khái niệm dựa trên thông tin và kiến thức của quá khứ và hiện tại. Loài người vẫn chưa thể thoát hẳn ra khỏi Tư duy Loại suy - nền tảng của mô thức Tư duy Số hóa nhị phân trong Kỷ nguyên Thông tin. Hơn thế nữa, con người thường chia chẻ và loại suy tất cả mọi sự kiện một cách vô thức. Sự chia chẻ và lloại suy này chính là nguyên nhân của nhiều vấn đề lớn chưa giải quyết được của nhân loại. Sự hủy hoại của nhân tính cũng bắt nguồn từ tư duy số hóa đó, dẫn đến hàng loạt các mâu thuẫn và tội phạm ngày nay.
 Đại hội Tư duy Thế giới lần thứ hai này dựa trên một mô thức tư duy mới là Tư duy Đột phá. Bằng cách sử dụng Tư duy đột phá, chúng ta có thể học hỏi cách tạo ta những giải pháp dựa vào tương tai, sử dụng Tư duy tích hợp, một lối tư duy tổng thể đặt mọi thành phần quan trọng chủ chốt trong hệ thống để tạo ra giải pháp. Đại hội lần này nhắm đến tương lai của việc phát triển con người từ những lĩnh vực khác nhau, với tiêu điểm là mô thức tư duy của thế kỷ 21 - Tư duy Đột phá - để thích ứng với Kỷ nguyên của sự thay đổi và xáo trộn.

Khái niệm của Đại hội Tư duy thế giới lần 2 : phương pháp tiếp cận Makizushi
1. Đối tượng tham dự : các nhà kinh tế, quản lý, kỹ sư, học giả, doanh nhân, nhà nông, chính trị gia, cho đến sinh viên, người nội trợ, chủ nhà hàng, giáo viên, triết gia,v.v... từ mọi lĩnh vực khác nhau cùng tụ hội.
2.  Phương pháp tiếp cận  Makizushi : (như món sushi với nhiều gia vị khác nhau cuốn lại một cách hài hòa trong "bánh tráng" rong biển). Mỗi nhóm tham dự có kế hoạch riêng và thực hiện hội họp một cách độc lập. Khái niệm cơ bản của cuộc họp này là tập trung vào việc đồng khai mạc, tích hợp ý tường và đồng sáng tạo cho những vấn đề cơ bản và hữu dụng. Để đạt được mục tiêu đó, một cuộc họp tích hợp cuối cùng bao trùm mọi lĩnh vực sẽ được tổ chức sau khi các cuộc họp đơn lẻ và theo lĩnh vực hoàn thành. Việc chuyển giao các ý tưởng xoay-và-trộn kiểu "Makizushi " rồi tích hợp lại sẽ phát triển nên một quy trình sáng tạo mới. Ví dụ: sẽ có sự tích hợp của các ý tưởng và giải pháp giữa ngành nông nghiệp và ngành nhà hàng, thuốc và bảo vệ sức khỏe, quản lý hành chính công và quản trị doanh nghiệp, để cho ra mục tiêu cuối cùng. Khái niệm này sẽ mang lại những hệ thống làm việc mới, xóa tan biên giới quốc gia, tạo ra những đường hướng kinh doanh mới kết hợp cả giới kinh doanh và học thuật, hệ thống kinh kế với với đạo đức vững vàng, nghiên cứu kinh tế và tâm lý được cùng sáng tạo trong một tầm nhìn dài hạn.

@ @ @

Chương trình:
 
23/08 (thứ Hai.) 09:30-17:00 Tập huấn về tư duy đột phá (chủ đề cụ thể đang xây dựng)
24/08 (thứ Ba.) 09:30-16:30 Tập huấn về tư duy đột phá (chủ đề cụ thể đang xây dựng)
Tour tùy chọn: thăm nhà máy Toyota, đại học Chukyo và thành phố Nagoya
25/08 (thứ Tư.) Phiên Buổi sáng Phát biểu đề dâ
 (1) gTư duy đột phá Thế kỷ 21 h GS. G. Nadler & GS. S. Hibino
 (2)  g Triết lý Tích hợph Prof. M. Yoshikawa
Phiên Buổi chiều 
Đồng khai mạc các cuộc họp Makizushi
 Diễn văn đặc biệt, trình bày các nghiên cứu và điển cứu  
  Lĩnh vực : Phát triển sản phẩm, Quản trị, Quản lý chất lượng, Giáo dục, Lãnh đạo, Hưong dẫn, Chính phủ, Nông nghiệp, Sáng tạo và đổi mới, khúng hoảng kinh tế và an ninh, ..
Welcome Party
26/08 (thứ Năm)
Phiên Sáng và Chiều
Đồng khai mạc các cuộc họp Makizushi
 Diễn văn đặc biệt, trình bày các nghiên cứu và điển cứu như trên
Aug. 27 (Fri.)
Phiên Buổi sáng 
Đồng khai mạc các cuộc họp Makizushi
 Diễn văn đặc biệt, trình bày các nghiên cứu và điển cứu như trên
Phiên Buổi chiều Đồng khai mạc các cuộc họp Makizushi
 Cuộc họp tích hợp tổng thể và Thông điệp của Đại hội tư duy thế giới
Tiệc Chia tay

Bài viết tham dự  
 Trân trọng đón chào những bài viết với chất lượng cao nhất. Vui lòng gởi bản tóm lược đến Văn phòng Đại hội trước ngày 31/12/2009. Thời gian dành cho Đăng ký sớm là trước ngày 31/03/2010.

Phí tham dự  
 Đại hội (03 ngày) 15,000 Yen œ@Đăng ký sớm:  12,000 Yen giảm .
 Đại hội (01 ngày) 6,000 Yen

Phát biểu đề dẫn

TS. Gerald Nadler@Ph.D.

GS đại học Southern California

TS. Shozo Hibino
GS đại học Chukyo

TS. Muneo J.Yoshikawa

GS. đại học Hawaii ( Kauai Community College)

 GS Gerald Nadler là Chủ tịch danh dự về kỹ nghệ tại IBM, giáo sư đại học Southern California - chủ nhiệm khoa ISE từ năm 1983 đến năm 1993. Ông cũng điều hành Trung tâm Quản lý kỹ thuật sáng tạo công nghệ (MERIT). Ông đã từng tư vấn và giảng dạy khắp thế giới. TS. Nadler đã viết trên 225 bài báo và có xuất bản hơn 50 cuốn sách, nhiều cuốn sách đã được dịch sang 8 ngôn ngữ khác . Ông đã có hơn 800 buổi diễn thuyết tại nhiều đại học, các công ty và hội nghị quốc tế. Ông là giáo s thỉnh giảng tại 5 đại học ở nhiều nước.

@

 GS Shozo Hibino đã cùng GS Gerald Nadler phát triển mô thức tư duy mới trong thế kỷ thứ 21. gTư duy đột pháh không chỉ là một phương pháp mà còn là một chân trời mới về mô thức tư duy để xử lý vấn đề. Nó bao gồm cả triết lý, các phương pháp tiếp cận, các công cụ, và khung mẫu cho sáng tạo giải pháp. Tư duy đột phá nhằm đến việc thay đổi cách tiếp cận tư duy khoa học đã bắt nguồn từ thơ fi kỳ Descartes hơn 350 năm trước. Tư duy đột phá đang được lan truyền khắp nơi trên thế giới.
 GS Muneo J. Yoshikawa và GS Shozo Hibino đã cùng nghiên cứu để phát triển "triết lý tích hợp" cho thế kỷ biến động. Lý thuyết gMöbiush được ông đề xướng là nền tảng của triết lý này. Tư duy đột phá cũng được xem là tư duy tích hợp. Hai góc nhìn về tư duy tích hợp sẽ được cả 3 GS Yoshikawa, Hibino và Nadler trình bày tại đại hội để làm nền tảng cho một triết lý tích hợp mới.

@

(c) 2009 All right reserved by the Steering Committee of the 2nd World Congress